Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Xem chọi gà mùa lễ hội

Trong những dịp lễ hội truyền thống ở nước ta thì bên cạnh những phần “Lễ” linh thiêng và trang trọng mang đậm tính nhân văn thì phần “Hội” lại vô cùng sôi động đầy sức hút với những trò chơi dân gian không thể thiếu ở mỗi dịp lễ hội.

Các trò chơi dân gian trong lễ hội như múa rồng, kéo co, chọi gà, đàn và hát dân ca… bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe và thể hiện sự khéo léo của người chơi còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng và gắn kết tình làng nghĩa xóm. Và chọi gà luôn là một trò chơi thu hút đông đảo người xem đá gà và là môn có mặt ở lễ hội truyền thống của nhiều làng quê.


Từ một loại vật nuôi làm kinh thế, gắn liền với hình ảnh người nông dân, người ta lại biết cách chọn ra những giống gà hay, khỏe, chăm sóc huấn luyện các tập tính để tạo nên một trò chơi chọi gà mang giải trí cao như ngày nay. Thú vui dân dã của cha ông xưa có sức hút đông đảo người tham gia, từ nông thôn đến thành thị, từ người già đến trẻ nhỏ, không phân biệt giàu nghèo. Tự vô thức trong chiều sâu tâm hồn của người Việt thì chọi gà ngoài hình thức giải trí còn là hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, thể hiện sự bất khuất và dũng cảm thông qua “chất gà nòi”, đồng thời cũng là chất keo gắn kết cộng đồng ở các hội làng xưa.

Xem đá gà là một thú vui không thể thiếu tại các lễ hội

Cho đến nay, vẫn có rất nhiều làng cổ ở Việt Nam sử dụng trò chơi này trong lễ hội truyền thống mỗi dịp xuân sang. Đến hẹn lại lên, qua Tết Nguyên đán đến dịp Tết Nguyên tiêu mười tư – mười rằm tháng Giêng người dân lại tổ chức hội làng. Những hội làng này vẫn giữ được những nét truyển thống vốn có của người Việt ngoài việc tế lễ ở đền đình, thì những hội làng còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ tướng,thi hát, những trò thể thao mang tính tập thể cao… Trong đó, sôi động nhất là môn chọi gà luôn thu hút và quy tụ những chiến kê cùng kê sư quanh vùng tham gia, thậm trí là ngoài tỉnh, khi họ biết đến những hội làng nổi tiếng cũng không ngại đường xa mà tới tham gia.


Đến với dịp hội làng vào những ngày đầu xuân bất kể người nào có gà hay không, người trong thôn, ngoài thôn hay thậm chí là tỉnh khác hễ nghe thấy ở đâu có hội chọi gà là người ta tìm đến xem đá gà và cổ vũ. Để có những chiến kê đem ra chơi những ngày lễ hội thì những người chơn cũng phải dày công chăm sóc cũng như huấn luyện cho những chú gà của mình thật tốt trước khi ra trận.

Những chiến kê đem thi đấu đều là những chiến kê có giống tốt, Gà mẹ phải được xuất thân từ dòng gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Còn nếu chọn gà không do sư kê tự “đúc” thì dựa trên những tiêu chuẩn căn bản như: Nhất thủ, nhì vũ, tam hình, tứ túc (đầu, lông, dáng, chân vẩy); cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), cựa lục đinh hoặc các con gà có tướng “linh kê” như gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân, sải cánh, duỗi cổ như chết). Chọn được gà ưng ý rồi nhưng nếu nuôi không đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng thể nên gà tài. Vì thế mà giai đoạn chăm sóc và huần luyện quyết định thành bại của một chú gà chiến khi lên sới.

Ngày nay thì trong những dịp lễ hội lớn tại một số nơi, người ta chơi chọi gà có thêm phần cựa sắt hoặc dao trang bị cho mỗi chiến kê nhằm tăng độ kịch tính, máu lửa hơn. Thể loại đá gà cựa sắt này hiện được rất nhiều người yêu thích bởi tính chất quyết liệt của nó, những ngón đòn, những thế đá có thể lấy mạng đối thủ chỉ cần trong một đòn luôn khiến những người xem hào hứng không thôi khiến không khí vui chơi trong lễ hội càng trở nên hấp dẫn.

Quả thật trong khí trời ấm áp những ngày xuân, còn gì thích thú bằng việc được chiêm ngưỡng những trận chọi gà, quan sát những thế đánh và thấu hiểu những kinh nghiệm, thậm chí cả những triết lý, quan điểm sống, đối nhân xử thế của người đời. Hòa vào những âm thanh sôi nổi từ các hội đá gà ngày Xuân, chúng ta sẽ cảm nhận được những nét độc đáo từ thú chơi dân dã thuần Việt này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét