Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Chia sẻ bí quyết cách chọn gà tre đá hay

Các sư kê thích chơi đá gà tre thì nên tìm hiểu cách chọn gà tre đá hay để từ đó chọn được con gà tre ưng ý. 

Gà tre đá quan trọng nhất vẫn là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tre có tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế đá độc là do gà tre mẹ di truyền để lại. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải có tài, ăn nhiều độ, chưa thua trong các trận giao đấu nào thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tre là có tài.


Để chọn gà tài, trước tiên các sư kê nên xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ năm bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường:

  • Mỏ gà tre to thẳng, miệng mở rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
  • Cổ gà tre to, dài, thẳng.
  • Lưng rộng, cánh dài.
  • Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
  • Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Đó là các tiêu chí trong cách chọn gà tre đá gà ăn tiền trực tuyến hay để các sư kê chọn ra cho mình một con gà tre đẹp và có thể đi thi đấu tốt.

Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, đôi khi những con gà tre bị dị  tật nhưng có tài.Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thường thì có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, ta có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.Nếu như chọn gà xám, sư kê không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng có sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:Gà ô chân trắng mỏ ngà đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.

Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng

Đòn, lối đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân gà. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng nổi bật là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh gà ây mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…

Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên không phải là dễ. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chính sư kê mới biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.

Dân gian truyền rằng gà tre ba giái, hoặc một giái cũng là gà có tài nhưng làm sao ta biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi và dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ

Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách *** lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài

khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả….

Chăm sóc gà rất khó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát để đá đòn mạnh. Các sư kê nên tìm hiểu kĩ cách chọn gà tre đá hay.Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long…Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể sát phạt địch thủ rất mau lẹ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét